Dự án ở Cảng và Thành phố Gwadar Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan

Cảnh quan doi đất Gwadar

Gwadar là một phần cốt yếu của dự án CPEC, do nó được coi là mắt xích giữa dự án Một vành đai, Một con đườngCon đường tơ lựu hàng hải thế kỷ 21 của Trung Quốc.[60] Tổng cộng, các dự án trị giá hơn 1 tỷ USD dự kiến sẽ được tiến triển quanh cảng Gwadar tháng 12 năm 2017.

Phức hợp Cảng Gwadar

Bài chi tiết: Cảng Gwadar

Cơ sở hạ tầng ban đầu tại Cảng Gwadar bắt đầu năm 2002 và hoàn thành năm 2007.[34] Theo thỏa thuận của CPEC, Cảng Gwadar sẽ được mở rộng và nâng cấp, cho phép tàu với trọng tải toàn phần 70.000 tấn được neo đậu.[61] Kế hoạch cải thiện cũng bao gồm một đê chắn sóng quanh cảng với chi phí 130 triệu USD,[62] và một cơ sở tinh chế khí thiên nhiên lỏng có thể xử lý 500 triệu feet khối (hơn 14 triệu mét khối) mỗi ngày và sẽ kết nối với đoạn Gwadar-Nawabshah của đường ống dẫn khí Iran–Pakistan.[63]

Khu cảng mở rộng nằm trong khu vực thương mại tự do rộng hơn 9 km2 tại Gwadar được mô phỏng theo Đặc khu kinh tế của Trung Quốc giống như Hồng Kông.[64] Mảnh đất này được giao cho Tổng Công ty Cảng Nước ngoài Trung Quốc (COPHC) vào tháng 11 năm 2015 theo bản hợp đồng cho thuê dài 43 năm.[64][65] Khu vực này bao gồm vùng sản xuất, trạm trung chuyển, và nhà kho.[66] Doanh nghiệp đặt trong vùng này sẽ được miễn các thủ tục hải quan và các loại thuế địa phương và liên bang.[61] Doanh nghiệp thành lập trong đặc khu kinh tế sẽ được miễn thuế thu nhập, thuế thương vụ, và thuế tiêu thụ đặc biệt của Pakistan trong vòng 23 năm.[67] Các nhà thầu liên quan đến COPHC sẽ được miễn thuế trong 20 năm,[68] đồng thời thuế của các mặt hàng nhập khẩu như thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng cho việc xây duựng Cảng Gwadar và đặc khu kinh tế sẽ được giảm.[69]

Đặc khu kinh tế sẽ được hoàn thành trong ba giai đoạn. Đến 2025, dự kiến các cơ sở sản xuất và chế biến sẽ được thi công, còn việc mở rộng đặc khu sẽ hoàn thành năm 2030.[34] Ngày 10 tháng 4 năm 2016, Zhang Baozhong, chủ tịch của Tổng Công ty Cảng Nước ngoài Trung Quốc, nói trong bài phỏng vấn với tờ The Washington Post rằng công ty của ông dự kiến chi 4,5 tỷ USD cho giao thông, năng lượng, khách sạn và những cơ sở hạ tầng khác cho khu công nghiệp và những dự án khác tại thành phố Gwadar.[29]

Thành phố Gwadar

Bài chi tiết: Gwadar

Trung Quốc sẽ cho Pakistan 230 triệu USD để xây dựng một sân bay quốc tế mới ở Gwadar.[70] Chính quyền tỉnh Balochistan đã quy hoạch hơn 4.000 mẫu Anh (1.600 ha) cho việc xây dựng Sân bay Quốc tế Gwadar, ước tính hoàn thành sau 30 tháng xây dựng,[71] với chi phí được trả bởi những khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc mà Pakistan không bắt buộc phải trả.[72]

Ngoài ra, thành phố Gwadar sẽ xây thêm một nhà máy nhiệt điện bằng than với công suất 300 MW, một nhà máy lọc nước biển, và một bệnh viện hữu nghị giữa hai nước.[72][73] Đường cao tốc East Bay dài 19 kilômét dự kiến sẽ nối liền Cảng Gwadar và Xa lộ Ven biển Makran.[74] Những công trình này dự kiến sẽ tốn khoảng 800 triệu USD, và sẽ được chi trả bởi những khoản nợ lãi suất 0% của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc to Pakistan.[72]

Ngoài những công trình cơ sở hạ tầng nói trên, tháng 9 năm 2015, chính phủ Pakistan thông báo dự định thành lập một trung tâm đào tạo, Học viện Kỹ thuật và Dạy nghề Pakistan-Trung Quốc tại Gwadar,[34] với chi phí khoảng 943 triệu rupi,[34] và được thiết kế để rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho người dân địa phương để làm việc tại Cảng Gwadar.[34]

Tính đến 2017, có tổng cộng 9 dự án tài trợ bởi Trung Quốc ở Gwadar.[75]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan http://usa.chinadaily.com.cn/world/2015-08/12/cont... http://www.ecns.cn/business/2015/11-17/188916.shtm... http://www.atimes.com/cpec-takes-step-forward-viol... http://fp.brecorder.com/2017/04/20170413168092/ http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.cpecwire.com http://herald.dawn.com/news/1153597/cpec-the-devil... http://www.dawn.com/news/1116948